Những khó khăn khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản mà bạn sẽ gặp phải. Tham khảo ngay hướng giải quyết trong bài viết này.
Khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, người lao động không thể không tránh khỏi những khó khăn như bất đồng ngôn ngữ, sốc văn hóa hay môi trường làm việc khắc nghiệt… Trong bài viết dưới đây, Nhật Huy Khang sẽ liệt kê những “cú sốc” điển hình mà bạn sẽ gặp phải khi lao động tại Nhật Bản và đề xuất hướng giải quyết.
1. Bất đồng ngôn ngữ
Người lao động cần chăm chỉ học tiếng Nhật để hạn chế tác động của bất đồng ngôn ngữ
Việc thành thạo một ngôn ngữ chính là yếu tố quan trọng để giao tiếp với mọi người. Tuy nhiên, thực tập sinh xuất khẩu lao động Nhật Bản thường gặp rào cản khi hòa nhập với cuộc sống và công việc do bất đồng ngôn ngữ.
Chính vì vậy, khi xác định mục tiêu trở thành lao động Nhật Bản, thực tập sinh cần chăm chỉ học và rèn luyện các kĩ năng tiếng Nhật thật tốt. Ngoài việc, học ngữ pháp và từ vựng tại các trung tâm đào tạo ngôn ngữ, người lao động cần phải giao lưu và tích cực thực hành giao tiếp với người bản xứ. Điều này không chỉ giúp nâng cao trình độ tiếng Nhật mà còn giúp bạn biết thêm được nhiều điều về văn hóa và cuộc sống tại Nhật. Để kiểm tra trình độ tiếng Nhật của bản thân, các thực tập sinh tham khảo kỳ thi chứng chỉ năng lực tiếng nhật JLPT.
2. Rào cản văn hóa
Bạn nên tìm hiểu kỹ văn hóa và phong tục trước khi sang Nhật
Nhiều người xuất khẩu lao động Nhật Bản gặp nhiều khó khăn trong việc thích nghi với văn hóa nơi đây. Vậy nên trước khi sang Nhật, bạn cần chuẩn bị tinh thần để đối mặt với một vài cú sốc văn hóa sau:
Người Nhật lạnh lùng
Rất nhiều du học sinh, thực tập sinh hay lao động Nhật Bản từ Việt Nam đều cảm nhận rõ điều này. Người Nhật rất lịch sự, kín đáo và thường chỉ giữ mối quan hệ xã giao với bạn. Đó là bởi họ sống trong một xã hội rất bận rộn và được dạy dỗ từ bé rằng phải độc lập, không nên làm phiền người khác.
Giữ im lặng tại nơi công cộng
Người Nhật được được giáo dục trong môi trường khuôn mẫu, có tính kỷ luật cao nên họ sẽ giữ im lặng tại nơi công cộng như tàu điện, bến xe, siêu thị… Chính vì vậy, khi xuất khẩu lao động Nhật Bản, người lao động nên tôn trọng và thực hiện đúng các quy định nơi công cộng.
Rất sòng phẳng về tiền bạc
Phong cách chi tiêu của người Nhật thường rất chi li tới từng xu. Khi đi ăn uống hoặc mua đồ chung, họ sẽ tự động trả phần tiền của họ hoặc chia đôi. Vậy nên, nếu thật sự muốn mời người Nhật đi ăn để cảm ơn họ đã giúp đỡ, bạn nên nói trước lý do với họ và đề nghị thanh toán toàn bộ bữa ăn.
Bạn có thể bị mắng chửi, ức hiếp, trù dập hoặc thù dai
Không riêng Nhật Bản, tại nhiều quốc gia khác cũng có tình trạng tương tự. Người Nhật thường rất lịch sự và tôn trọng mọi người nhưng không tránh khỏi có một vài trường hợp cá biệt chuyên “bắt nạt” người khác. Nếu gặp phải trường hợp này, những thực tập sinh sang lao động Nhật Bản nên tìm kiếm sự trợ giúp từ những người tốt tuân thủ pháp luật hoặc những người có quyền hạn như cảnh sát.
3. Khí hậu thời tiết
Tăng cường rèn luyện sức khỏe để thích nghi với khí hậu Nhật Bản
Nhật Bản là nước có khí hậu ôn đới với 4 mùa rõ rệt xuân, hạ, thu, đông. Mùa đông tại Nhật thường rất lạnh, có tuyết rơi và kéo dài tới vài tháng. Chính vì vậy, nhiều người Việt Nam xuất khẩu lao động Nhật Bản rất khó khăn để thích nghi với thời tiết tại đây.
Đảm bảo sức khỏe để làm việc tốt là một trong những ưu tiên hàng đầu của những người sang lao động Nhật Bản. Bạn nên tăng cường tập luyện thể dục thể thao, có chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để nâng cao sức bền của cơ thể. Ngoài ra, để chống chọi lại với mùa đông, bạn nên sử dụng những sản phẩm như chăn điện, bàn sưởi, túi sưởi, miếng dán giữ nhiệt hoặc ủng chống tuyết… Khi ra đường, bạn cần phải đảm bảo mặc đủ ấm, quàng khăn, đi giày có chứng năng chống thấm.
4. Ẩm thực
Ẩm thực Nhật Bản đa dạng và phong phú
Văn hóa ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng với những món ăn tươi sống và thanh đạm như Sushi, Sashimi… Vì vậy, thời gian đầu sang xuất khẩu lao động Nhật Bản, nhiều người lao động, thực tập sinh đều không quen với đồ ăn và khẩu vị tại đây. Cùng với đó, việc tìm các hàng quán Việt Nam cũng rất khó khăn và giá thành khá cao. Vì vậy, người lao động nên mang theo những đồ khô, ăn liền từ Việt Nam như mì tôm, ruốc khô, nước mắm, gia vị. Bạn cũng có thể mua đồ ăn Việt Nam tại các siêu thị như Gyomu, AEON của Nhật Bản.
5. Môi trường làm việc khắc nghiệt
Môi trường làm việc tại Nhật căng thẳng và nhiều áp lực
Khó khăn lớn nhất khi xuất khẩu lao động Nhật Bản chính là việc phải thích nghi với môi trường làm việc khắc nghiệt. Cuộc sống của người Việt Nam sang lao động Nhật Bản không hề dễ dàng khi bất đồng ngôn ngữ, sốc văn hóa và chưa quen với các quy định cũng như cách ứng xử tại môi trường làm việc. Hơn nữa, khối lượng công việc và áp lực mà các công ty giao cho nhân viên luôn rất lớn. Vì vậy, người lao động cần phải tìm hiểu kĩ về yêu cầu công việc trước khi sang Nhật. Bên cạnh đó, trong quá trình làm việc tại đây, người lao động cần phải cố gắng, chịu vất vả và khó khăn để trau dồi thêm nhiều kỹ năng công việc.
6. Công ty phá sản dẫn đến mất việc
Người lao động yêu cầu công ty điều chuyển vị trí của mình nếu không muốn thất nghiệp
Cùng với nền kinh tế đang suy thoái nghiêm trọng, nhiều công ty đã rơi vào tình trạng phá sản, không thể duy trì được hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nếu không may rơi vào tình trạng như vậy, người lao động nên yêu cầu công ty điều chuyển sang một công việc hoặc công ty khác. Hoặc không, bạn sẽ phải về nước mặc dù nhận được một khoản tiền đền bù hợp đồng lao động.
Trên đây là những khó khăn mà người lao động Việt Nam tại Nhật sẽ gặp phải. Để sớm vượt qua các “cú sốc” này, bạn cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng về văn hóa, con người, phong tục và yêu cầu công việc.