Cũng như Việt Nam, Nhật Bản cũng từng có một thời gian dài dùng lịch âm của Trung Quốc. Gọi Âm lịch là chưa chính xác, vì trong lịch này, ngày tháng được tính theo tuần trăng và năm tính theo Mặt Trời, nên được gọi là Âm Dương lịch. 

 

Tuy nhiên, trước làn sóng phương Tây ồ ạt, đến năm Minh Trị V (1872), Nhật Bản đã chuyển hẳn sang sử dụng Dương Lịch, nhằm đạt được sự đồng bộ trong hoạt động giao thương với Châu Âu. Vì vậy, Âm Dương lịch còn được người Nhật gọi là Cựu Lịch (lịch cũ) và Dương lịch được gọi là Tân Lịch (lịch mới). Trong lịch cũ, mười hai tháng đều có tên gọi riêng, mỗi tháng mang dấu ấn thời gian, không gian của Xuân, Hạ, Thu, Đông và cả những phong tục, tập quán, lễ hội đặc sắc. 
 
 
Tháng 5 – 皐月 (satsuki) Cao Nguyệt Sở dĩ có tên gọi này vì tháng năm là thời điểm người nông dân bắt đầu vụ mùa mới. Chữ Cao (皐) nghĩa là “Hạt gạo dâng lên thần linh”, hàm ý nhắc nhở mọi người phải chăm chỉ làm việc thì mới có cái ăn. Chỉ là cái tên thôi nhưng đã nói lên được tầm quan trọng của nông nghiệp đối với người Nhật xưa.
Nhập email của bạn vào đây để nhận bản tin về các chương trình hội thảo, các thông tin, kinh nghiệm sống, văn hóa nhật bản từ Nhật Huy Khang.