Nhật Bản nổi tiếng là thị trường có nhiều người tham gia xuất khẩu lao động, song song đó chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản cũng vô cùng đắt đỏ, đặc biệt là thành phố Tokyo.
Chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản không phải là con số nhỏ
Nhu cầu xuất khẩu lao động tại Nhật ngày càng cao vì mức thu nhập của thị trường này khá hấp dẫn, cao hơn so với quốc gia như Hàn Quốc, Đài Loan... Tuy nhiên thu nhập cao đồng nghĩa với việc bạn cũng trả các mức chi phí sinh hoạt khá đắt đỏ.
Nếu bạn đang có ý định sang Nhật học tập, làm việc thì bài viết này chúng tôi sẽ liệt kê chi tiết các khoản chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản giúp bạn có cái nhìn tổng quát nhất về cuộc sống ở nơi đây.
1. Chi phí sinh hoạt theo từng vùng tại Nhật Bản
Tương ứng với từng vùng, chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản cũng có sự khác biệt tương đối. Các thành phố lớn như Tokyo, Osaka... hầu hết đều có mức thu nhập cao, và đồng thời cũng có chi phí sinh hoạt khá đắt.
1.1 Chi phí sinh hoạt tại vùng Hokkaido
Sự lạnh giá của Hokkaido chính là đặc sản lớn nhất của đất nước Nhật
Hokkaido là hòn đảo ở khu vực phía Bắc của Nhật, thu hút nhiều người nước ngoài đến sinh sống, làm việc và học tập.
- Tiền nhà ở
So với những vùng khác của Nhật, chi phí nhà ở Hokkaido không quá đắt, thường bạn phải trả từ 10.000 đến 15.000 yên/ tháng (2-3 triệu VNĐ) cho một nơi rộng rãi.
Hokkaido chủ yếu là các ngành về nông nghiệp, chăn nuôi bò sữa, xây dựng. Thường thực tập sinh khi sang Nhật làm việc sẽ được chủ doanh nghiệp hỗ trợ cho ở ký túc xá nên chi phí này giảm đi nhiều hơn so với việc sang Nhật du học hoặc tự thuê nhà.
- Tiền ăn
Ăn uống sinh hoạt tại đây tương đối rẻ, thực phẩm có mức giá hợp lý, bạn có thể tham khảo bảng giá dưới đây.
Loại thực phẩm | Giá ( Yên/kg) |
Gạo | 400-500 |
Rau | 100-200 |
Thịt bò | 200 |
Thịt lợn | 150 |
Thịt gà | 100 |
Hoa quả | 200-300 |
Đường, muối, mì gói | 100-200/ gói |
Nước ngọt | 100-200/lon/lít |
- Chi phí điện, nước sinh hoạt, gas
Các khoản chi phí | Giá cả ( Yên/tháng) |
Điện | 1.500-2.000 |
Nước sinh hoạt | 1.000-2.000 |
Gas | 1.500-3.000 |
Internet | 1.500-2.000 |
Điện thoại | 5.000-6.000 |
1.2 Chi phí sinh hoạt tại vùng Kanto
Kanto là nơi có chi phí sống đắt đỏ nhất ở Nhật
Kanto bao gồm các tỉnh: Tochigi, Gunma, Ibaraki, Saitama, Chiba, Kanagawa.
- Tiền nhà ở
Kanto - nơi có thủ đô Tokyo có chi phí nhà ở đắt đỏ nhất tại Nhật. Thông thường chi phí nhà ở thấp nhất dao động từ 20.000-25.000 Yên/ tháng (4-5 triệu VNĐ).
Đối với thực tập sinh các doanh nghiệp sẽ hỗ trợ vấn đề về chỗ ở hoặc cung cấp nơi ở miễn phí cho lao động nên bạn cũng có thể yên tâm. Riêng đối với các bạn du học sinh cũng cần cân nhắc về khoản chi phí nhà ở này.
- Tiền gas, điện, nước
Chi phí này tại Nhật Bản tương đối rẻ.
Các khoản chi phí | Giá cả ( Yên/tháng) |
Điện | 2.000-3.000 |
Nước sinh hoạt | 1.500-3.000 |
Gas | 1.500-3.000 |
- Chi phí ăn uống
Tùy vào từng thành phố, khu vực mà mức giá các loại thực phẩm cũng có sự chênh lệch
Loại thực phẩm | Giá cả ( Yên/kg) |
Gạo | 600-800 |
Rau | 200-300 |
Thịt bò | 300 |
Thịt lợn | 250 |
Thịt gà | 200 |
Hoa quả | 300-400 |
Đường, muối, mì gói | 100-200/ gói |
Nước ngọt | 100-300/lon/lít |
- Tiền internet, tiền điện thoại
Tiền Internet thông thường bạn phải chi trả khoản tiền từ 2.000-3.000 Yên/ tháng, bạn có thể tiết kiệm chi phí này khi dùng chung nhiều người.
Tiền điện thoại khá đắt hơn so với Việt Nam, có nhà mạng thu phí lên đến 7.000-10.000 Yên/ tháng .
Nếu bạn đang quan tâm đi Nhật làm việc, tham khảo ngay 10 khoản chi phí không thể bỏ qua khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản tại https://www.nhhk.com.vn/blogs/tin-tuc/chi-phi-di-nhat
2. Thực tế chi phí sinh hoạt mỗi tháng tại Nhật Bản như thế nào?
Chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản là những khoản tiền cần phải chi tiêu khi bạn sinh sống làm việc tại Nhật hàng tháng.
2.1 Chi phí thuê nhà
Chi phí thuê nhà ở Nhật có nhiều mức giá khác nhau
Tùy theo từng khu vực và loại hình mà bạn lựa chọn mà chi phí thuê nhà khi đi làm việc tại Nhật Bản sẽ khác nhau, thông thường sẽ dao động từ 15.000 – 50.000 yên/ tháng. Bạn có thể ở ký túc xá hoặc thuê nhà riêng ở cùng bạn bè để tiết kiệm một phần chi phí.
2.2 Chi phí điện nước
Chi phí tiền điện ở Nhật được trả theo số điện và phụ thuộc vào các thiết bị điện trong nhà nên mỗi nhà có mức phí khác nhau.
- Du học sinh, sinh viên ở ký túc xá thì sẽ đóng tiền điện nước cho nhà trường. Trường hợp thuê nhà bạn sẽ đóng cho chủ nhà.
- Thực tập sinh sẽ được trừ vào lương
Nếu bạn ở chung nhiều người thì tiền điện sẽ thấp hơn khoảng 2500 – 3000 yên, còn nếu ở một mình thì tiền điện có thể lên đến 8000 yên.
Tiền nước mỗi tháng khoảng từ 1500 – 2500 yên/ tháng, có thể tăng hơn một chút vào mùa hè.
2.3 Chi phí ăn uống
Chi phí ăn uống khi sống ở Nhật khá tốn kém
Tùy theo khu vực bạn sinh sống mà giá thực phẩm sẽ có sự chênh lệch nhau. Thông thường, nếu bạn mua nguyên liệu về nhà tự nấu thì chi phí ăn uống khoảng 20.000 – 30.000 yên/ tháng/ người, nếu bạn ăn chung thì sẽ tiết kiệm hơn.
Nếu bạn thường ăn ngoài quán thì chắc chắn chi phí ăn uống sẽ ở mức khoảng 30.000. tháng. Ngoài ra, còn một số chi phí khác như chi phí ăn vặt, ăn uống khi đi cùng bạn bè…
2.4 Chi phí cho điện thoại, internet
Tiết kiệm chi phí điện thoại, internet
Nếu bạn chỉ sử dụng điện thoại với mục đích để gọi điện, nhắn tin thì tiền điện thoại mỗi tháng sẽ khoảng 1500 – 2500 yên/ tháng. Nếu bạn có sử dụng thêm mạng thì chi phí ở khoảng 6000 – 7000 yên / tháng.
Gói mạng được dùng phổ biến ở Nhật, tốc độ nhanh sẽ khoảng 3500 yên/ tháng. Do đó, bạn nên dùng chung mạng thì khoản chi phí này cũng không tốn nhiều lắm, có thể bù trừ cho các khoản khác.
2.5 Các khoản chi phí bắt buộc khác
Bên cạnh các chi phí tiêu dùng, bạn còn phải trả các khoản chi phí bắt buộc khác
- Tiền bảo hiểm
Khi làm việc tại Nhật Bản mỗi tháng người lao động sẽ phải đóng từ 2 đến 3 khoản bảo hiểm như: bảo hiểm y tế quốc dân, bảo hiểm phúc lợi, bảo hiểm hưu trí, mức dao động từ 10.000-15.000 Yên/ tháng. Đây là các khoản chi phí bắt buộc để đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi tham gia khám chữa bệnh tại Nhật.
Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể an tâm về số tiền bảo hiểm này, khi về nước bạn sẽ được nhận lại.
- Tiền thuế
Khi làm việc tại Nhật với mức thu nhập cao, bạn tất nhiên sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân, mức thuế khoảng 1.000- 2.000 Yên/ tháng.
- Chi phí khác
Có nhiều khoản chi phí khác như chi phí thuốc thang, đồ dùng cá nhân, đi lại, gặp gỡ bạn bè, ít nhất 3.000 Yên/ tháng.
Tổng kết các mức chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản trong một tháng dao động từ 51.000-81.000 Yên/ tháng (10 - 16 triệu đồng) và có sự khác nhau giữa các vùng miền, nhưng nhìn chung khá đắt đỏ.
3. Mẹo để giảm chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản
Dưới đây là các bí quyết sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản.
3.1 Giảm giá thuê nhà, tiết kiệm điện nước và ga
Hãy cân nhắc và lựa chọn mức giá thuê nhà phù hợp
Để tiết kiệm chi phí nhà ở, cách tốt nhất là bạn nên ở lại ký túc xá của công ty. Nhiều nơi người lao động được hỗ trợ miễn phí hoặc trả số tiền thấp.
Đồng thời nên sử dụng điện, nước, gas một cách vừa đủ, không lãng phí. Đừng quên tắt các thiết bị điện không cần thiết và kiểm tra các vòi nước để đảm bảo nước không bị rò rỉ.
3.2 Tiết kiệm chi phí ăn uống
Chi phí ăn uống cần được kiểm soát để tiết kiệm và đảm bảo sức khỏe
Thay vì ăn thức ăn ngoài để tiết kiệm chi phí ăn uống. Bạn có thể đi chợ để mua nguyên liệu và tự nấu. Đặc biệt khi nấu ăn chung với bạn bè, bạn càng có cơ hội tiết kiệm thêm chi phí và đảm bảo vệ sinh hơn.
Ngoài ra có một điều bạn cần lưu ý là mua các loại thức ăn đủ dùng, tránh mua dư thừa lãng phí, không để quá lâu trong tủ lạnh sẽ hỏng hoặc không còn đảm bảo dinh dưỡng.
3.3 Giảm chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản bằng cách lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp
Lựa chọn phương tiện di chuyển phù hợp giúp giảm một phần chi phí cho bạn
Dù là đi học hay đi làm bạn cũng nên lựa chọn cho mình phương tiện di chuyển phù hợp.
Nếu bạn thường xuyên di chuyển tới những địa điểm có khoảng cách xa bạn có thể lựa chọn tàu điện ngầm, xe bus có mức giá hợp lý.
Nếu bạn cần đi đến nơi có khoảng cách không quá xa thì việc sử dụng một chiếc xe đạp sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường nữa đấy.
3.4 Tránh mua các vật dùng không cần thiết
Chủ động kiểm soát chi tiêu, tránh mua đồ dùng không cần thiết
Để tránh mua nhiều loại đồ dùng không cần thiết bạn nên liệt kê tất cả những món đồ cần mua ra giấy hoặc note ở điện thoại rồi đến cửa hàng.
Nếu thường xuyên mua hàng tại các siêu thị lớn, bạn nên đăng ký làm thẻ tích điểm để tiết kiệm một khoản nhỏ khi mua hàng vào những lần sau đấy.
Với một kế hoạch chi tiêu hợp lý, sau khi trừ hết các khoản chi phí đi Nhật đã đóng trước đó. Sau thời gian ở Nhật, bạn sẽ tiết kiệm và dư kha khá đấy.
Hy vọng với những thông tin mà trung tâm xuất khẩu lao động Nhật Bản Nhật Huy Khang cung cấp trên đây sẽ giúp bạn định hình được khoản chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản 1 tháng là bao nhiêu, từ đó có kế hoạch chi tiêu cho hợp lý. Để khi trở về Việt Nam bạn vẫn có được “con số dư” nhất định trong tài khoản của mình nhé.