Bệnh vảy nến có nằm trong nhóm 13 bệnh bị thị trưởng Nhật Bản từ chối hay không? Người mắc bệnh vảy nến có đi Nhật được không? Tất cả sẽ được bật mí tại bài viết dưới đây!
Để tham gia đơn hàng đi xuất khẩu lao động Nhật Bản, việc đầu tiên bạn cần làm là kiểm tra sức khỏe tổng quát. Bởi, theo quy định, các công ty, doanh nghiệp ở Nhật rất chú trọng và yêu cầu cao về vấn đề này. Cụ thể, người lao động đỗ đơn và đi Nhật làm việc sẽ phải đảm bảo mình không mắc 1 trong 13 nhóm bệnh nguy hiểm.
1. Bệnh vảy nến là gì?
Bệnh vảy nến có ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của bệnh nhân
Vảy nến là một căn bệnh ngoài da, mặc dù không quá nguy hiểm nhưng lại gây nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ gây ra hàng loạt biến chứng nặng nề.
Ở người bình thường, các tế bào da luôn có một quá trình tự loại bỏ da chết, da cũ diễn ra. Sau đó, chúng được thay thế bằng các tế bào da mới để bảo vệ những mô mềm trên cơ thể. Tuy nhiên, với người mắc bệnh vảy nến, quá trình này lại có tốc độ nhanh hơn gấp 10 lần.
Vì thế, chúng khiến cho các tế bào da cũ và mới dồn lại với nhau, tạo thành những mảng dày, có vảy trắng. Chúng bao gồm nhiều lớp xếp chồng lên nhau rất dễ bong tróc ra tựa như những giọt nến chảy xuống.
Bệnh vảy nến phổ biến ở mọi lứa tuổi, mọi giới tính nhưng hay khởi phát khi bệnh nhân còn trẻ và sau 50 tuổi. Đồng thời, chúng có rất nhiều mức độ và biểu hiện bệnh khác nhau. Những biểu hiện của bệnh vảy nến sẽ có tác động không hề nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Như vậy, để không phải tốn thêm các chi phí đi Nhật về khoản khám chữa bệnh và điều trị bệnh vảy nến. Bạn nên cân nhắc trước khi đăng ký tham gia các chương trình xuất khẩu lao động sang Nhật.
2. Vì sao người mắc bệnh vảy nến bị loại khi xin việc tại Nhật?
Người bị bệnh vảy nến sẽ bị loại ngay và không có bất kỳ cơ hội nào nữa để đi XKLĐ Nhật
Không chỉ riêng Nhật Bản, bất kỳ nhà tuyển dụng nào, thị trường lao động nào cũng sẽ loại ngay người mắc chứng vảy nến. Nguyên do đầu tiên và cơ bản nhất chính là họ bỏ tiền ra thuê và tìm kiếm lao động. Vì thế, họ có quyền chọn lao động mạnh khỏe, có điều kiện sức khỏe tốt nhất và chịu khó để làm việc.
Ngoài ra, sở dĩ Nhật Bản từ chối những bệnh nhân này là vì bệnh vảy nến được xem như bệnh nan y ở Nhật. Theo khoa học, hiện nay, vảy nến chưa có thuốc hay bất cứ phương pháp nào chữa khỏi dứt điểm. Khi mắc bệnh, bạn sẽ không thể hoàn thành được công việc hiệu quả, khó đáp ứng được những yêu cầu cao về công việc. Bởi, bệnh có thể mang đến nhiều bất tiện như:
Da đỏ, xuất hiện các mảng vảy trên vùng da tổn thương rất đáng sợ.
Bề mặt da có không ít các nốt mụn nhọt hoặc mụn nước, thậm chí là da giống như bị bỏng rát, khó chịu.
Bạn sẽ không làm được bất cứ việc gì bởi những cơn ngứa ngáy dữ dội.
Đi kèm với đó là trạng thái đau nhức, mệt mỏi, tăng nhịp tim, nhiệt độ cơ thể thất thường.
3. Người mắc bệnh vảy nến có đi Nhật được không?
Người mắc bệnh vảy nến có đi Nhật được không chính là mối quan tâm hàng đầu của nhiều người
Như đã nói, hiện chưa có loại thuốc đặc trị nào để chữa khỏi bệnh vảy nến hoàn toàn. Việc bệnh bắt nguồn từ đâu, những biến chứng và hậu quả ra sao còn dựa vào nhiều cơ địa khác nhau. Có người bị nặng hơn, có người bị nhẹ nhưng hay bị tái đi phát lại hoài. Do đó, nếu mắc bệnh này, bạn có khả năng cao là không thể xuất khẩu lao động Nhật Bản được trong tương lai.
Tuy nhiên, bạn cũng đừng buồn vì điều này, bởi y học hiện nay ngày càng phát triển vượt bậc. Các bệnh nan y còn có thể chữa khỏi thì bệnh vảy nến cũng sẽ có khả quan hơn. Cho dù không thể đạt kết quả tốt trong những lần thăm khám sức khỏe, bạn cũng còn có nhiều cơ hội trong các công việc khác mà mình mong muốn. Vì thế, bạn đừng nên quá bi quan khi nghe được thông tin này nhé!
Với những giải đáp như trên, chắc hẳn bạn đã biết được bị mắc bệnh vảy nến có đi Nhật được không.
Nhật Bản hiện đang là thị trường lao động rất rộng mở dành cho người lao động nước ngoài, nhất là người Việt Nam. Tuy nhiên, điều kiện xuất khẩu lao động và làm việc tại Nhật Bản lại cực kỳ khắc khe và có nhiều tiêu chí.
Do đó, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ xem mình có đủ điều kiện tham gia ứng tuyển không nhé! Đặc biệt là 13 nhóm bệnh mà Nhật đã từng quy định khi tuyển dụng ứng viên.