Lợi dụng lòng tin của người lao động, chỉ với một vài chiêu tinh vi, các tội phạm lừa đảo khi xuất khẩu lao động đã khiến nhiều người phải điêu đứng, lao đao.

Chiêu trò lừa đảo lao động sang nước ngoài làm việc ngày càng tinh vi, nhiều mánh lới

Chiêu trò lừa đảo lao động sang nước ngoài làm việc ngày càng tinh vi, nhiều mánh lới

Đi xuất khẩu lao động Nhật Bản hiện đang là một trong những giải pháp giải quyết việc làm đầy tích cực. Đây được xem là bài toán cực kỳ hữu hiệu giúp người lao động được xóa đói giảm nghèo, thậm chí là đổi đời nhanh hơn. Tuy nhiên, lợi dụng việc nhiều người đang có nhu cầu đi lao động theo diện chính sách này, nhiều tội phạm đã thực hiện hành vi vô nhân tính. Dù đã có những biện pháp hạn chế, phòng ngừa, nhưng tình trạng lừa đảo khi xuất khẩu lao động vẫn diễn ra liên miên. Đâu là lý do chủ yếu và phải phòng tránh như thế nào? Mời bạn cùng theo dõi bài viết cụ thể sau đây để có cho mình đáp án chính xác nhất nhé!

Nguyên nhân xảy ra tình trạng lừa đảo khi xuất khẩu lao động sang Nhật

Lừa đảo trong xuất khẩu lao động nước ngoài hiện tại đã và đang là một trong những hiện tượng đáng báo động. Mỗi ngày, những chiêu trò mà tội phạm áp dụng mỗi tinh vi và khó lường hơn. Thậm chí, chúng không chỉ phổ biến, thông dụng ở Nhật Bản mà còn lan ra nhiều nước khác nữa. Dưới đây là những nguyên nhân, sơ hở mà kẻ lừa đảo thường có thể lợi dụng được, bạn nên tham khảo:

Do bản thân người lao động

Nguyên nhân chủ yếu của sự lừa đảo khi xuất khẩu lao động này là chính bản thân người lao động

Nguyên nhân chủ yếu của sự lừa đảo khi xuất khẩu lao động này là chính bản thân người lao động

Vì gia cảnh nghèo hay vì mong muốn có được nhiều tiền để cải thiện chất lượng cuộc sống hơn. Mà, rất nhiều người lao động đã có kỳ vọng quá mức, thậm chí tin tưởng tuyệt đối vào chuyện ra nước ngoài làm việc. Có những người càng không có bằng cấp, trình độ, năng lực lẫn tay nghề, ngoại ngữ,... Nói chung, điểm xuất phát hoàn toàn là một con số “0” tròn trĩnh. 

Các công ty hợp pháp sẽ không có khả năng nhận những đối tượng người lao động như thế này. Và, đây là lúc tội phạm ra tay, họ không kể đến xuất phát điểm của bạn như thế nào, gia cảnh ra sao. Họ chỉ gây chú ý với bạn về những khía cạnh như thu nhập, mức lương và số tiền đi nước ngoài “rẻ bèo”. Họ thuyết phục bạn bằng những thông tin đầy mê hoặc và sai lệch. Dĩ nhiên, do sự hạn chế về kiến thức, thông tin, nhiều người lao động đã cả tin, không tìm hiểu kỹ và sa lưới.

Do sức ảnh hưởng của truyền thông và tin đồn thất thiệt

Nguyên nhân chính yếu vẫn ở những người lao động, họ không có đủ thông tin từ truyền thông. Hiện nay, công việc tuyên truyền về công tác xuất khẩu lao động chính thống hầu như chưa đầy đủ, đồng bộ và rộng khắp. Điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kiến thức hiểu biết của người có ý định lao động ở nước ngoài. 

Người lao động cũng vì vậy trở nên hời hợt, không có cơ sở bấu víu trước quyết định có tính bước ngoặt của bản thân. Họ chỉ biết tin vào những tuyên truyền do các đơn vị xuất khẩu lao động không rõ nguồn gốc trình bày. Thậm chí, có người còn dễ dàng tin và nghe những thông tin trôi nổi trên mạng xã hội với lời hứa hẹn hấp dẫn.

Do sự lỏng lẻo, thiếu đồng bộ trong quy định pháp luật

Nguyên nhân chủ yếu của sự lừa đảo khi xuất khẩu lao động này là chính bản thân người lao động

Pháp luật quy định về lao động nước ngoài ở nước ta còn lỏng lẻo

Ở nước ta, thực sự những quy định pháp luật về xuất khẩu lao động và sự quản lý nhà nước còn rất yếu kém. Cụ thể, có thể thấy, nhiều quy định về lao động còn rườm rà, khó hiểu, gây phức tạp cho doanh nghiệp và lao động. Nhưng, về vấn đề lừa đảo khi xuất khẩu lao động thì lại chưa chặt chẽ, lỏng lẻo. Chính nguyên nhân này đã vô tình tạo nên kẽ hở cho một số tổ chức, cá nhân làm xuất khẩu lao động “lách luật”.

Do thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi

Làm giấy phép giả, nhân viên tư vấn, thuyết phục quá “bùi tai”, những hứa hẹn về một chân trời mới đầy tương lai,... Tất cả chính là thủ đoạn tinh vi mà bọn lừa đảo xuất khẩu lao động thường hay áp dụng. Có công ty còn đầu tư vô cùng hào nhoáng với biển hiệu, mặt bằng cao cấp, đáng tin cậy chỉ để lừa người. 

Thông thường, chúng chỉ cần lừa một số người với số tiền chi ra từ vài chục đến vài trăm triệu đồng là trót lọt. Tuy nhiên, đây lại là số tiền chắt bóp cả đời hoặc vay mượn với số lãi cực kỳ cao của người lao động. Điều đó giải thích vì sao mặc dù có rất nhiều chế tài được nêu ra, nhưng nhiều kẻ vẫn bất chấp để lừa đảo.

5 chiêu trò lách luật khi giới thiệu người sang Nhật

Lách luật cũng được xem là một chiêu trò lừa đảo của công ty XKLĐ

Lách luật cũng được xem là một chiêu trò lừa đảo của công ty XKLĐ

Bên cạnh những tội phạm lừa đảo trắng trợn lợi dụng lòng tin của người lao động cần đề phòng vừa kể trên. Bạn cũng cần biết thêm những chiêu trò lách luật của nhiều công ty xuất khẩu lao động dù hợp pháp. Đây cũng được xem là hình thức lừa đảo nhưng pháp luật không làm gì được vì không hề phạm pháp. Mời bạn cùng tham khảo phần tiếp theo của bài viết nhé!

Hình thức lách luật thu thêm tiền người lao động

Chi phí đi Nhật luôn là vấn đề quan trọng mà ai cũng quan tâm. Song, không một ai biết chính xác chi phí mình phải đóng là bao nhiêu khi nhà nước không quy định. Lợi dụng sơ hở này, nhiều công ty đã chia nhỏ các khoản tiền để người lao động thấy không quá cao mà chi ra.

Để đến khi tính toán cẩn thận lại, nhiều người lao động mới tá hỏa nhận ra số tiền phát sinh đôi khi đã tăng gấp 2 gấp 3 số tiền ban đầu trong hợp đồng lao động. Nhưng, “đâm lao thì phải theo lao” vì tiền đã mất rồi, người lao động cũng không làm gì được. Đối với vấn nạn này, nếu chi phí phát sinh đôi ba triệu thì bình thường, không tránh khỏi. Nhưng nếu bạn nhận thấy công ty thu quá nhiều thì nên cẩn thận tìm hiểu kỹ lại nhé! 

Tình trạng lách luật làm sai hợp đồng

Chiêu trò lách luật làm sai hợp đồng chính là đổi ngành nghề trên hợp đồng khi bạn đã sang nước ngoài. Hành vi này hoàn toàn không bị pháp luật dòm ngó nên nhiều công ty cũng áp dụng. Chưa kể, khi người lao động đã ở nước ngoài thì kiến nghị cho ai giải quyết, nên chỉ đành chấp nhận. Và đương nhiên, phi vụ này của các công ty đã thành công 100%.

Chiêu trò lừa tiền chống trốn

Chiêu trò lừa tiền chống trốn được hiểu là các công ty thực hiện thu tiền người lao động với mục đích chống lừa đảo khi xuất khẩu lao động là trốn đi trước khi xuất cảnh. Hiện nay, luật lao động đã có quy định cấm hành vi này nhưng nhiều công ty vẫn thực hiện. Họ ngầm thỏa thuận với người lao động và thu số tiền này để có thêm nguồn thu. Chỉ cần thuê một số lao động tại nước ngoài lôi kéo người lao động bỏ trốn, họ sẽ có ngay số tiền cọc cả trăm triệu đồng. Vụ việc này đã từng xảy ra không ít đối với những người lao động tại Nhật Bản.

Chiêu trò lừa đảo nộp tiền trúng tuyển

Hình thức này được xem là chiêu trò lách luật “ác liệt” nhất mà người lao động cần cảnh giác. Nhiều người lợi dụng việc nhà tuyển dụng tại nước ngoài không thể gửi thông báo trúng tuyển để lừa đảo. Cụ thể, họ sẽ thông báo với lao động không trúng tuyển rằng họ đã thành công và thu ngay số tiền trong hợp đồng. Để rồi cuối cùng, sau một thời gian chờ đợi, họ lại “lật lọng” thông báo các doanh nghiệp nước ngoài không nhận nữa. 

Lừa nộp thêm tiền sau khi trúng tuyển

Tương tự như cách trên, nhiều công ty sau phỏng vấn thì thông báo cho một số lao động đỗ đơn hàng là đã trượt. Sau đó, họ lợi dụng lúc hoang mang này để trao đổi với gia đình của lao động rằng nếu nộp thêm tiền sẽ đỗ. Và lẽ dĩ nhiên, vì sốt ruột nhiều người sẽ cắn răng mà nộp thêm để được đi “suất hiển nhiên thuộc về mình”. 

Cách phòng tránh lừa đảo khi xuất khẩu lao động

Những cách lừa đảo khi xuất khẩu lao động này rất khó để nhận biết đâu là thật đâu là giả. Vì thế, bạn cần cân nhắc cẩn trọng trước khi đưa ra một lựa chọn quyết định nào cho vấn đề này. Sau đây là một số cách phòng tránh mà bạn có thể tham khảo để đảm bảo an toàn cho mình.

Tìm hiểu kỹ về công ty đã lựa chọn

Như đã nói, sẽ có rất nhiều công ty xuất khẩu lao động mọc lên như nấm sau mưa không được xác thực. Vì vậy, trước khi ký hợp đồng hay đóng tiền, bạn cần tìm hiểu kỹ thông tin về công ty đó. Những thông tin mà bạn nên chú ý là: Địa điểm, trụ sở hoạt động cũng như giấy phép hoạt động của công ty. 

Ngoài ra, bạn cũng nên nắm rõ về chất lượng công ty đó bằng việc tham khảo số lượng và chất lượng. Lấy ý kiến, đánh giá của những người lao động đã trực tiếp tham gia tuyển dụng tại nơi này. Điều này sẽ giúp bạn biết được thực tế có giống như những lời đã quảng cáo hay không.

Đừng quá tin vào những lời quảng cáo

Quảng cáo không phải là giả dối nhưng chưa bao giờ là tất cả sự thật bởi hình thức quá mỹ miều. Do đó, bạn cần tỉnh táo, đừng quá vội tin vào những lời hoa mỹ đó mà dễ dàng đưa mình vào lưới. Trước sự thổi phồng đầy thu hút bạn nên biết đâu là thật dựa trên cơ sở xác thực để tránh tiền mất tật mang.

Tìm hiểu kỹ về những điều khoản hợp động đã chọn

Khi được công ty lao động tư vấn về đi XKLĐ, bạn cần có trách nhiệm tìm hiểu kỹ. Tốt nhất, bạn nên chủ động yêu cầu công ty cung cấp đầy đủ những thông tin về ngành nghề đó. Chẳng hạn như: Nội dung công việc, thời hạn kết thúc hợp đồng, công ty đối tác ở nước ngoài, lương, bảo hiểm cũng như ngày giờ thi tuyển, xuất cảnh,... Càng chi tiết, bạn sẽ càng có thêm nhiều căn cứ để xem xét có nên tin tưởng công ty mình lựa chọn hay không.

Đảm bảo các điều khoản trong hợp đồng là đúng đắn

Để không bị lừa đảo khi xuất khẩu lao động, bạn cần chú ý đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng. Đảm bảo, trước khi đặt bút ký bất cứ hợp đồng nào, bạn cũng đã nắm rõ và chi tiết. Những nội dung trong hợp đồng phải trùng khớp, đúng đắn với những gì bạn đã được nhân viên tư vấn, trao đổi. Đương nhiên, hợp đồng đó phải có nhiều quyền lợi đảm bảo cho người lao động.

Cảnh giác với những nguồn thông tin không rõ ràng

Trên mạng Internet thường là những nguồn thông tin không rõ ràng và dễ lừa đảo nhất. Do đó, bạn cần cảnh giác và đừng quá tin tưởng nếu đó không phải là những thông tin trên Website chính thức. Thực tế, việc đi xuất khẩu lao động và một quá trình chuẩn bị lâu dài và chắc chắn. Do đó, bạn chớ tin vào những lời quảng cáo trên mạng như đào tạo ngắn, lương cao nhé!

Thậm chí, cảnh giác với đồng hương

Cảnh giác cao với những người mang mác đồng hương

Ngay cả khi người lao động sang được nước ngoài theo diện cá nhân, họ cũng cần phải trang bị đủ kỹ năng và kiến thức. Vì thế, bạn đừng chủ quan, cả tin vào những người đi trước hay còn gọi là đồng hương. Những hỗ trợ của họ sẽ không giúp được gì cho bạn nếu bạn còn lạ nước và thiếu kinh nghiệm.

Thủ tục tố cáo khi bị lừa tiền đi XKLĐ Nhật

Nếu không may, bạn gặp phải tình huống lừa đảo khi xuất khẩu lao động, thì đừng hốt hoảng. Bạn hãy bình tĩnh và thực hiện ngay những thủ tục tố cáo sau đây:

Nội dung đơn tố cáo

Bạn thực hiện viết một lá đơn tố cáo tội phạm lừa tiền xuất khẩu lao động với các nội dung như sau:

  • Đầu tiên không thể thiếu quốc hiệu tiêu ngữ.
  • Ngày tháng năm người tố cáo làm đơn.
  • Tên đơn tố cáo tội phạm lừa đảo xuất khẩu lao động.
  • Tên các cơ quan tiếp nhận, giải quyết đơn tố cáo là ai.
  • Tên người tố cáo, thông tin của người tố cáo rõ ràng, chi tiết.
  • Nội dung tố cáo hành vi lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của đối tượng.
  • Yêu cầu của người tố cáo khi thực hiện làm đơn đối với nội dung tố cáo là gì.
  • Những giấy tờ, chứng cứ có liên quan kèm theo.
  • Người làm đơn ký tên và ghi rõ họ tên chi tiết, đầy đủ, chính xác.

Trình tự thủ tục giải quyết đơn tố cáo của bộ phận công an

Sau khi nhận đơn tố cáo của người làm đơn, các cơ quan sẽ tiến hành xác minh, điều tra trong thời hạn 20 ngày. Nếu có tình tiết phức tạp cần xác minh lại, thời hạn sẽ kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng.

Sau khi đã kiểm tra đầy đủ chứng cứ, cơ quan có thẩm quyền sẽ quyết định khởi tố, bảo vệ quyền lợi cho bạn.

Mẫu đơn tố cáo lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 

Cần làm thủ tục tố giác ngay khi phát hiện có hành vi lừa đảo khi xuất khẩu lao động

Cần làm thủ tục tố giác ngay khi phát hiện có hành vi lừa đảo khi xuất khẩu lao động

Bạn có thể tham khảo lại mục 4.1 với đầy đủ mọi nội dung, thông tin về mẫu đơn tố cáo này. Ngoài ra, bạn cũng có thể lên mạng để tải mẫu đơn tố cáo tội phạm lừa đảo khi xuất khẩu lao động mới nhất.

Chỉ vì thiếu hiểu biết cũng như nhiều nguyên nhân khách quan khác, nhiều người đã bị vướng vào vấn nạn lừa đảo khi xuất khẩu lao động này. Hy vọng rằng, bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin, kiến thức quan trọng và hữu ích. Với những kiến thức này, bạn hãy lưu lại cẩn thận cho mình để không mắc lừa để lại hậu quả đáng tiếc nhé. Đặc biệt là đối với những ai đang có nhu cầu đi lao động nước ngoài với mong muốn đổi đời, phát triển tương lai.

Nhập email của bạn vào đây để nhận bản tin về các chương trình hội thảo, các thông tin, kinh nghiệm sống, văn hóa nhật bản từ Nhật Huy Khang.