Thực tập sinh tại Nhật lương cao nhưng cũng cần chi cho nhiều khoản sinh hoạt đắt đỏ
Những khoản chi phí sinh hoạt tại Nhật được liệt kê dưới đây sẽ giúp bạn phần nào hiểu và dự trù được mình cần sử dụng tiền như thế nào một cách hợp lý, tiết kiệm nhất.
Hiện nay, nhiều người vẫn kháo với nhau rằng, thực tập sinh sang Nhật thì lương sẽ rất cao. Song, thực tế, họ vẫn chưa nắm được đây là một trong những đất nước có chi phí sinh hoạt vô cùng đắt đỏ. Nếu, bạn không biết tính toán, tiết kiệm, thì dù có lương hàng chục, hàng trăm triệu vẫn không thể dư dả để lo toan.
Vậy, chi phí thông dụng và cần thiết phải sử dụng ở Nhật Bản gồm những gì? Có những cách tiết kiệm nào hiệu quả tối đa nhất hay không? Bài viết hôm nay, NHHK sẽ liệt kê các khoản chi phí sinh hoạt tại Nhật thiết yếu nhất. Đồng thời, qua đó, NHHK cũng hướng dẫn bạn cách tiết kiệm tốt nhất để dư được tiền gửi về cho gia đình, Mời bạn cùng tìm hiểu nhé!
Chi phí nhu yếu phẩm cho thực tập sinh tại Nhật trong 1 tháng
Đồ ăn, thức uống và các nhu yếu phẩm hàng ngày có thể ngốn gần phân nửa phí sinh hoạt tại Nhật
Đây là tổng hợp những chi phí sinh hoạt tại các thành phố lớn của Nhật như Tokyo, Osaka,... Có thể, sẽ có những vùng chi phí cũng rẻ hơn khoảng 75% ~ 85% so với chi phí mà bài viết đề cập. Do đó, bạn có thể tham khảo nội dung này ở tâm thế mang tính chất tương đối nhé!
Chi phí sinh hoạt tại Nhật mảng đồ ăn
Tùy theo từng loại thực phẩm mà bạn sử dụng trong 1 tháng, nếu tiết kiệm chúng sẽ dao động từ khoảng 30.000 yên. Trong khi đó, gạo trung bình đã là 2.000 yên cho mỗi 5kg, thịt bò 200 yên cho 100gr, thịt heo 150 yên/ 100gr,... Chưa kể, rau củ và gia vị, mắm muối cũng có thể ngốn từ 100 đến 400 yên cho 1 tháng. Dù là ăn uống tiết kiệm như thế nào, bạn vẫn phải mua sắm để đảm bảo sức khỏe lao động. Vì thế, đây là khoản phí quan trọng và cơ bản nhất mà không ai được phép bỏ qua.
Đồ uống
Về nước uống tại Nhật cũng có đa dạng nhiều sản phẩm khác nhau với giá cả phong phú. Chỉ với một loại nước rẻ nhất là nước khoáng, bạn cũng sẽ tốn ít nhất mỗi ngày 100 - 200 yên. Vị chi, mỗi tháng, thực tập sinh Nhật Bản cũng phải chi tiền uống nước khoảng 3.000 - 6.000 yên. Đương nhiên, cũng như đồ ăn, thức uống là thứ không thể thiếu và là nhu yếu phẩm cần thiết cho mỗi người.
Chi phí sinh hoạt tại Nhật về vật dụng cá nhân
Ở Nhật, thời tiết sẽ có nhiều sự thay đổi, đôi lúc rất lạnh, vì thế việc sắm thêm cho mình áo ấm, khăn choàng là hoàn toàn hợp lý. Hơn thế nữa, khi ra đường, các thực tập sinh thường chọn xe đạp làm phương tiện đi lại tiện lợi. Và tất cả đều phải dùng tiền để mua, thuê sử dụng. Các vật dụng có thể liệt kê cho bạn như sau: Xe đạp, chăn mùa hè, mùa đông, áo khoác, quần áo mặc, giày, vớ,... Mỗi loại lại phải tốn của mình ít nhất cũng 100 yên cho một món.
Vật dụng sinh hoạt
Ngoài ra, việc nấu nướng, nghỉ ngơi tại nhà trọ hay ký túc xá cũng là khoản chi phí đi Nhật cần phải kê. Chẳng hạn, bạn không thể không tốn tiền mua máy giặt, tủ lạnh, nồi cơm, bát, đũa, chảo, nồi,... Tất cả đều vô cùng cần thiết phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của bạn.
Chi phí sinh hoạt tại Nhật cho chỗ ở, phí sinh hoạt cho 1 tháng
Phí thuê nhà tại Nhật trung bình từng năm cho TTS
Bên cạnh các khoản phí về nhu yếu phẩm, phí chỗ ở cũng là điều mà các bạn thực tập sinh kỹ năng nên lưu ý. Tùy theo việc bạn chọn ở đâu, khu vực và loại hình nào mà mức phí cũng có sự chênh lệch, cụ thể như sau:
Trường hợp thuê ký túc xá
Ký túc xá thường là loại hình thông dụng được nhiều bạn thực tập sinh yêu thích, ưa chuộng. Thứ nhất, bạn có thể được sống cùng với người Việt, được chia sẻ và tâm sự với nhau sau 1 ngày làm. Thứ hai, loại hình này do có sự đóng góp nên chi phí cũng rẻ hơn và thường dao đồng từ 15.000 yên/ tháng.
Trường hợp thuê nhà riêng
Chi phí thuê nhà riêng ở Nhật tùy vào từng khu vực sẽ có giá rất cao cần cân nhắc
Trường hợp bạn có điều kiện hơn, thì vẫn có thể ra ngoài thuê nhà riêng ở một mình để tự do sinh hoạt. Song, số tiền bạn phải bỏ ra hàng tháng cho việc thuê ở rơi vào khoảng 50.000 yên/ tháng. Tùy theo khu vực bạn ở hoặc các trang thiết bị mà bạn sử dụng trong nhà mà chi phí có thể nhiều hơn.
Như vậy, chỉ tính riêng tiền ở, chi phí sinh hoạt tại Nhật đã tăng thêm từ 15.000 – 50.000 yên/ tháng. Cũng giống như ở Việt Nam, ở Nhật cũng sẽ có những nơi có giá thuê nhà cao và thấp. Vì vậy, bạn hãy cân nhắc chọn những nơi hợp lý với túi tiền của mình để tiết kiệm chi phí sinh hoạt hàng tháng nhé!
Tiền điện, Gas
Tiền điện, Gas ở Nhật cũng sẽ không rẻ nhưng nếu bạn biết tiết kiệm thì chúng cũng không quá 3.500 yên 1 tháng. Cũng có thể, tùy theo tháng sử dụng là tháng mùa hè hay mùa đông, việc dùng các thiết bị điện trong nhà cũng không giống nhau. Do đó, bạn hãy cứ tính toán chi phí này rơi vào khoảng 3.500 yên đến 6.000 yên nhé!
Tiền ăn uống
Chưa kể, bạn còn sẽ phát sinh thêm nhiều chi phí khác như tiền đi chơi những ngày nghỉ, sinh nhật bạn bè, tiệc liên hoan, tiền thuốc men khi bệnh vặt,... Do đó, bạn cần biết và nắm rõ những loại phí nào cần dùng nhất và cân nhắc cho hợp lý.
Tiền cước điện thoại
Tiền cước điện thoại lại là một loại chi phí quan trọng và không thể không sử dụng được. Bởi, đi làm xa một mình, có những lúc bạn vẫn cần liên lạc với người thân, gia đình để chia sẻ. Nếu biết cách dùng gói cước rẻ nhất hoặc ưu đãi, bạn sẽ tốn không quá 2.000 yên/ tháng.
Cách tiết kiệm các khoản chi phí sinh hoạt tại Nhật
Phí sinh hoạt tại Nhật đắt đỏ cần có bí quyết tiết kiệm để cuộc sống được dư dả, thoải mái hơn
Chi phí sinh hoạt tại Nhật “đắt xắt ra miếng” là câu cửa miệng của nhiều thực tập sinh, du học sinh Nhật Bản. Song, không phải là không thể sống thoải mái được ở đây nếu bạn biết các cách tiết kiệm sau đây:
Tiết kiệm tiền ăn
Tại các siêu thị Nhật thường có chương trình giảm giá đồ tươi sống, cơm hộp, bánh mì,... vào cuối ngày. Vì thế, bạn có thể tận dụng cách này để giảm thiểu tối đa chi phí ăn uống của bản thân. Để có thể mua được đồ ăn giảm giá, bạn hãy đi siêu thị vào các khung giờ như 8, 9 giờ tối trở đi. Hời nhất, có những thực phẩm giảm đến tận 50% giá trị mà vẫn ngon lành như thực phẩm mới.
Các bạn thực tập sinh gọi đây là mua đồ Hangaku, mua đồ bán ngạch. Việc mua đồ như thế này giúp chi phí ăn uống của bạn cũng sẽ giảm còn một nửa. Đương nhiên, không phải ngày nào siêu thị cũng có dạng sản phẩm này. Do đó, bạn nên chăm chỉ lượn siêu thị hơn thì mới bắt được cơ hội lớn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn đến các cửa hàng thường có chương trình giảm giá, ưu đãi cho học sinh để ăn uống.
Dưới đây là một số siêu thị giá cả phải chăng mà NHHK tổng hợp được để bạn tiện tham khảo:
- ✦ Chuỗi siêu thị 業務スーパー (Gyomu Supermarket) do công ty Kobe Bussan mở ra.
- ✦ Siêu thị ビッグ・エー (Big - A) - Chuỗi siêu thị lớn và có nhiều chi nhánh thứ 2 tại Nhật.
- ✦ Siêu thị トライアル (Trial) có hàng hóa giá rẻ và lớn thứ 3 Nhật Bản.
- ✦ Siêu thị ザ・ビッグ (The Big), chuỗi siêu thị có mặt nhiều nhất ở Hokkaido.
- ✦ Siêu thị Beisia (ベイシア) đa dạng nhiều mặt hàng thực phẩm, đồ uống, quần áo, gia dụng,...
Cách tiết kiệm tiền điện
Nhiều bạn thực tập sinh cũng như người Việt đang sinh sống tại Nhật truyền kinh nghiệm tiết kiệm tiền điện như sau. Chi phí sinh hoạt tại Nhật sẽ giảm đi ít nhiều nếu bạn biết cách dùng dịch vụ khuyến mãi tiền điện của công ty ENEOS. Đây là một công ty chuyên cung cấp các gói khuyến mãi giúp bạn hạn chế được khoản nhỏ trong hoá đơn tiền điện mỗi tháng. Nhất là, trong những tháng hè nóng bức, nếu có gói cước này, bạn sẽ không còn lo lắng tiền điện tăng cao.
Cụ thể, nếu tiền điện trung bình khoảng 5.000 yên 1 tháng đối với hãng điện khác. Thì, với ENEOS bạn có thể tiết kiệm được đến 1.500 yên mỗi năm.
Cách tiết kiệm tiền điện thoại
Dùng sim giá rẻ, gọi điện thoại công cộng hoặc dùng Wifi là cách tiết kiệm phí sinh hoạt tại Nhật hiệu quả bậc nhất
Cách tiết kiệm tiền điện thoại hiệu quả nhất là bạn đừng gọi trừ khi thực sự cần thiết như xin việc làm thêm. Thậm chí, nếu cần gọi gấp trong cùng khu vực, bạn vẫn có thể sử dụng hình thức công cộng để gọi cho rẻ. Ngoài ra, bạn cũng chú ý tắt hết các ứng dụng Internet khi không cần dùng. Chỉ mở trừ khi bạn đang có dùng gói cước dung lượng không giới hạn của nhà mạng.
Bên cạnh đó, bạn hãy loại bỏ hết các Package không cần thiết, chỉ giữ lại SMS và Email để liên hệ. Gói dịch vụ SMS và Email chỉ tốn khoảng tối thiểu là 1.200 yên 1 tháng. Khi cần dùng mạng, bạn có thể bắt Wifi, tiện đó thì tám với người thân bằng Viber, Line hoặc Skype sẽ tiết kiệm hơn.
Bên cạnh đó, nhiều thực tập sinh còn chọn cách sử dụng sim giá rẻ để hạn chế chi phí sinh hoạt tại Nhật. Hiện nay, các nhà mạng ở Nhật cũng cung cấp khá nhiều dịch vụ gói cước gọi không giới hạn và đặc biệt là SIM giá rẻ để lựa chọn. Nếu sử dụng sản phẩm này, mỗi tháng bạn sẽ chỉ phải trả hóa đơn khoảng dưới 5.000 yên.
Cách tiết kiệm tiền thuê nhà
Thuê nhà ở Nhật Bản là một trong những vấn đề phức tạp và dễ bị mất chi phí nhất. Do đó, để tiết kiệm hiệu quả bạn nên chọn những loại nhà thuê rẻ hoặc nhà có tiền lễ 0 tháng và tiền cọc 0 tháng nhé! Đồng thời, trường hợp phải thuê công ty bất động sản, bạn cần chú trọng chọn công ty chỉ lấy phí môi giới nửa tháng tiền nhà và xem cấu trúc tiền thuê nhà trước khi quyết định.
Lưu ý, theo luật Nhật Bản, việc bạn bỏ đi giữa chừng sẽ mất toàn bộ tiền cọc thuê nhà đã đóng trước đó, Do vậy, bạn cần báo trước cho chủ nhà 30 ngày rồi mới dọn đi nhé! Như vậy, ít ra, trừ mọi chi phí vệ sinh, tổn thất, bạn vẫn có thể nhận lại cho mình chút chi phí nào đó.
Tiết kiệm chi phí nước uống
Như đã nói ở trên, nước uống mua tại Nhật cũng vô cùng đắt đỏ nên bạn cần biết cách tiết kiệm. Và, cách tiết kiệm chi phí này hữu hiệu nhất là bạn có thể chọn chuẩn bị nước sẵn riêng cho mình tại nhà. Bên cạnh đó, ở mỗi siêu thị đều có cung cấp nước sạch đã xử lý nên bạn cũng sử dụng được. Điều bạn cần làm là mua một bình nước chuyên dụng và môi ngày đến đây lấy nước về dùng mà không mất phí.
Một vài nơi thuộc chuỗi hệ thống siêu thị của Aeon cũng có dịch vụ sử dụng thẻ của Aeon để lấy nước sạch miễn phí. Theo đó, một ngày bạn có thể lấy tối đa 2 lần số nước miễn phí này và được tổng cộng 7.6l nước cho bình chuyên dụng.
Tiết kiệm tiền ăn ngoài
Chuẩn bị cơm tại nhà trước, hạn chế ăn ngoài sẽ giúp bạn giảm đi một phần chi phí sống tại Nhật
Việc ăn uống bên ngoài là một trong những khoản chi phí sinh hoạt tại Nhật tốn kém nhất nhưng không thể bỏ qua. Bởi, bạn còn phải có bạn bè, đồng nghiệp và nhiều mối quan hệ quan trọng khác nữa. Do đó, để tiết kiệm chi phí tiền ăn ngoài, bạn chỉ được khuyên là nên hạn chế đến mức thấp nhất. Chủ động nấu ăn tại nhà trong những ngày thường khi không có liên hoan, tiệc tùng là giải pháp đầu tiên. Bạn có thể lượn siêu thị vào giờ giảm giá mua đồ ăn và nấu nướng tại nhà. Điều này vừa giúp tiết kiệm kinh tế, lại phù hợp khẩu vị cá nhân và quan trọng là tốt cho sức khỏe.
Văn hóa Obento nơi công sở là văn hóa không hề xa lạ với người Nhật cũng như người Việt. Vì thế, không có gì ngại ngùng khi bạn tự chuẩn bị cơm và mang theo ăn khi đi làm, đi học cả. Thay vì ra ngoài ăn vào buổi trưa, việc ăn cơm trưa tại văn phòng cũng là một cách để kết nối mọi người. Chưa kể, bạn còn có một chút thời gian để nghỉ ngơi lấy lại năng lượng tiếp tục công việc.
Ngoài ra, đối với những vật dụng sinh hoạt thiết yếu cần sử dụng thường xuyên như: Dầu gội, sữa tắm, bột giặt, kem đánh răng, bỉm, sữa,... Bạn cũng có thể tiết kiệm bằng cách mua sắm Online trên mạng, đặc biệt là Amazon. Việc đặt hàng và giao hàng về tận nhà của kênh mua sắm này cũng giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian đi mua ngoài siêu thị.
Trên đây là bài viết chia sẻ đến bạn một số thông tin cũng như mẹo tiết kiệm hiệu quả cho chi phí sinh hoạt tại Nhật hàng tháng. Mong rằng, những thông tin này mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích để chuẩn bị tốt cho hành trang trở thành thực tập sinh Nhật Bản.
Bạn đang là thực tập sinh của Nhật và có những bí quyết tiết kiệm nào tốt hơn, hãy chia sẻ cùng trung tâm xuất khẩu lao động NHHK nhé!