Học Đại học rồi đi Nhật sẽ là lợi thế tốt giúp bạn dễ dàng vượt qua quá trình phỏng vấn. Tuy nhiên, đây không phải yếu tố quyết định bạn trúng tuyển hay không.
Việc XKLĐ không cần phải học Đại học rồi mới đi Nhật được
Bạn đang có ý định học Đại học rồi đi Nhật làm việc? Song, bạn thấy rằng, hiện nay, các công ty, doanh nghiệp Nhật Bản có yêu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài rất dễ. Thậm chí, có những đơn hàng còn không cần bằng cấp, kinh nghiệm ở ứng viên mà vẫn trúng tuyển. Vậy, tốt nghiệp Đại học, có bằng Cao Đẳng khi đi XKLĐ Nhật thì có gì khác biệt so với các các bằng cấp 2, cấp 3? Liệu, điều này có được ưu tiên và nhiều lợi thế hơn hay không?
Mời bạn cùng theo chân Nhật Huy Khang đi tìm hiểu lời giải đáp chi tiết qua bài viết sau đây nhé!
1. Chương trình XKLĐ Nhật Bản có yêu cầu bằng cấp không?
Các cơ quan quản lý lao động nước ngoài và cục tư cách lưu trú của Nhật Bản thường tuyển dụng không yêu cầu bằng cấp
Thông thường, những chương trình xuất khẩu lao động tại Nhật Bản sẽ không có yêu cầu cụ thể về bằng cấp. Phía cơ quan quản lý lao động nước ngoài cùng cục tư cách lưu trú của Nhật Bản không quyết định vấn đề này. Mà, trình độ, bằng cấp của người lao động sẽ do chính từng nghiệp đoàn hoặc xí nghiệp tiếp nhận bên phía Nhật Bản đưa ra khi cần thiết.
Theo đó, có những doanh nghiệp, công ty ưu tiên cho những đối tượng có bằng Cao đẳng, Đại học. Thế nhưng, vẫn có những xí nghiệp chỉ yêu cầu bằng cấp đối với cấp 2 và cấp 3. Điều quan trọng nhất là trong quá trình phỏng vấn, họ cảm thấy như thế nào về ứng viên ứng tuyển. Chỉ cần ứng viên đó phù hợp với công việc và tiêu chí tuyển chọn của họ thì họ sẽ chấp nhận.
Do đó, việc bạn học Cao đẳng rồi đi Nhật hay có bằng Đại học sẽ không là yếu tố quyết định chắc chắn. Nếu bạn mong muốn cơ hội đỗ đơn hàng cao, bạn cần chú trọng đến tác phong, cách ứng xử và cả trau dồi tay nghề, kinh nghiệm chứ không phải có bằng cấp là sẽ đỗ.
2. Có bằng Cao đẳng, Đại học có lợi thế gì khi XKLĐ Nhật Bản?
Nhưng, có học Đại học rồi đi Nhật hay học Cao đẳng rồi đi Nhật là một lợi thế cho lao động chuẩn bị ứng tuyển đi Nhật làm việc
Chắc hẳn, một số bạn sau khi tham khảo xong đề mục đầu tiên sẽ thấy việc học Đại học rồi đi Nhật thật lãng phí. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng, dù không phải là ưu tiên tốt nhất, chắc chắn nhất, nhưng có bằng Đại học, Cao đẳng vẫn giúp bạn được nhiều lợi thế hơn hẳn.
Các công việc ở Nhật thường không đòi hỏi quá nhiều trong việc sử dụng sức lực. Chủ yếu, họ cần người khéo léo, nhanh tay, nhanh mắt, tay nghề tốt là được. Trong khâu tuyển dụng, họ sẽ đưa những tiêu chí này vào để đánh giá ứng viên thông qua các phần thi kiểm tra IQ, kiểm tra thể lực, kiểm tra tay nghề,... Nếu bạn có trình độ cao, bạn sẽ làm tốt bài thi hơn những bạn khác. Từ đó, tỷ lệ chọi của bạn cũng cao hơn, dễ dàng đỗ đơn hàng hơn.
Bên cạnh đó, ở các xí nghiệp, doanh nghiệp Nhật Bản vẫn sẽ có một số đơn hàng chuyên môn. Họ bắt buộc phải đào tạo ứng viên một cách bài bản thì mới đáp ứng được yêu cầu công việc nội bộ. Trường hợp này, người đã trải qua quá trình học Đại học, Cao đẳng sẽ có lợi thế về việc học, hiểu và ghi nhớ. Đương nhiên, những người không có bằng cấp sẽ khó có thể cạnh tranh với bạn ở các đơn hàng này.
3. Bằng Cao đẳng, Đại học ngành nào dễ đi Nhật diện kỹ sư nhất?
Dưới đây là những ngành nghề theo diện kỹ sư mà khi bạn học Đại học, học Cao đẳng rồi đi Nhật sẽ rất dễ dàng.
Xem thêm bài viết: đi Nhật theo diện kỹ sư
3.1. Chuyên ngành cơ khí
Các công việc hàng ngày của một kỹ sư chuyên ngành cơ khí
Đối với chuyên ngành cơ khí, người học Đại học rồi đi Nhật có thể đi theo diện kỹ sư. Bạn học chuyên ngành nào thì ứng tuyển vị trí đơn hàng thích hợp với chuyên ngành đó. Các đơn hàng kỹ sư cơ khí rất đa dạng, mỗi người có một công việc riêng tùy theo chuyên môn chứ không gộp chung. Cụ thể, bạn có thể tham gia ứng tuyển vào những đơn như: Thiết kế bản vẽ, lắp đặt, gia công máy móc, thiết kế, vận hành máy móc, điều hành kỹ thuật trong các xưởng cơ khí,...
3.2. Chuyên ngành điện tử
Kỹ sư chuyên ngành điện tử đòi hỏi ứng viên phải có bằng cấp chuyên môn bậc Cao đẳng trở lên
Không giống như các lao động phổ thông, thực hiện chung chung một công việc nào đó trong xí nghiệp, nhà xưởng, kỹ sư chuyên ngành điện tử sau khi học đại học rồi đi Nhật sẽ làm những việc liên quan đến chuyên ngành và trí tuệ nhiều hơn. Cụ thể, bạn sẽ là người chuyên nghiên cứu các thuật toán để tự động các quá trình công nghệ sản xuất thay thế cho con người.
Ngoài ra, bạn còn làm việc trong các vị trí như xây dựng, quản lý các quy trình thiết kế hệ thống tự động hóa máy móc. Hay bạn có thể tiến hành khảo sát, lập khái toán, bóc tách khối lượng theo đúng chuyên môn của mình,...
3.3. Chuyên ngành CNTT
Đơn hàng chuyên ngành CNTT có mức lương khá hấp dẫn đối với các kỹ sư
Đơn hàng kỹ sư công nghệ thông tin là một trong những đơn hàng Hot nhất nhì hiện nay dành cho các cử nhân Đại học, Cao đẳng. Mức lương kỹ sư của các đơn hàng này khá cao, lên đến 280.000 Yên, tương đương 60 triệu đồng. Đặc biệt, đơn hàng chỉ tuyển chọn những đối tượng có chuyên ngành, bằng cấp và đã biết tiếng Nhật.
Các công việc bạn cần làm ở chuyên ngành này là: Lập trình máy tính, kỹ sư cầu nối, quản trị Web, kỹ sư phần mềm, chuyên viên viết tài liệu kỹ thuật,...
3.4. Các chuyên ngành khác
Ngoài những chuyên ngành trên, bạn cũng có thể học thêm tiếng Nhật và tham khảo chương trình kĩ sư, kỹ thuật viên khác. Chẳng hạn như các chuyên ngành:
Kỹ sư ngành xây dựng giám sát công trình, thiết kế bản vẽ cho chủ đầu tư tại Nhật Bản.
Kỹ sư ngành thiết kế máy móc, trang thiết bị với môi trường làm việc tiên tiến, hiện đại hàng đầu thế giới.
Kỹ sư Nhật Bản tổng hợp mọi ngành nghề.
Kỹ sư Nhật Bản chuyên ngành truyền thông thực hiện các công việc liên quan đến quảng cáo, dịch vụ Online,... Ngành này cũng đòi hỏi bạn phải có bằng cấp Đại học, Cao đẳng đúng chuyên môn.
Tất cả những ngành nghề này đòi hỏi các ứng viên phải có học Đại học rồi đi Nhật mới được tham gia. Bởi, yêu cầu của chúng là các công việc cần có sự am hiểu về chuyên ngành, làm việc đúng chuyên môn. Nếu bạn không có bằng cấp hoặc đơn giản là chưa từng tiếp xúc, thì bạn sẽ không thể thi tuyển và trúng tuyển được.
Xem thêm bài viết: lương của thực tập sinh tại Nhật Bản
Một vài đơn hàng đòi hỏi ứng viên phải có sự am hiểu về chuyên ngành, làm việc đúng chuyên môn
Tóm lại, với việc đã học Đại học rồi đi Nhật bạn sẽ có nhiều lợi thế hơn khi tham gia phỏng vấn. Nhất là chuyên ngành học của bạn đúng ngành nghề mà chủ doanh nghiệp, công ty phía Nhật Bản đang cần. Tuy nhiên, đây không phải là một yếu tố trọng yếu có thể quyết định giúp bạn chắc chắn trúng tuyển đơn hàng. Vì thế, nếu bạn ỷ vào bằng cấp sẵn có mà không có sự trau dồi, chuẩn bị kiến thức, tác phong, bạn vẫn sẽ thi trượt như thường.
Hy vọng rằng, bài viết này của Nhật Huy Khang đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích với nhu cầu đi Nhật làm việc của bạn. Chúc bạn thành công thi tuyển đơn hàng và có hành trang vững chắc trên hành trình tương lai nhé!