Tổng hợp những quy trình xuất khẩu lao động Nhật Bản chi tiết nhất từ A đến Z giúp bạn có thêm thông tin rõ ràng khi quyết định làm việc tại đất nước này.
Quy trình xuất khẩu lao động tại Nhật Bản từ A - Z bao gồm 9 bước
Chương trình xuất khẩu lao động Nhật Bản đã không còn quá xa lạ với người lao động trẻ Việt Nam. Bởi, đây là con đường đã giúp nhiều bạn “thoát nghèo”, mang về cho bản thân nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm quý báu. Một trong những điều quan trọng nhất khi thực tập sinh đến Nhật làm việc là phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Trong số đó, quy trình xuất khẩu lao động được xem là điều mà bạn không thể nào bỏ qua nếu muốn sang đó làm việc thuận lợi, dễ dàng. Chúng không chỉ giúp bạn có cơ hội trúng tuyển cao hơn mà còn giúp ích cho bạn rất nhiều khi sang Nhật làm việc.
Bài viết này, Nhật Huy Khang sẽ đi sâu chia sẻ từ A - Z quy trình XKLĐ Nhật Bản, mời bạn cùng tham khảo nhé!
1. Sơ tuyển đầu vào
Hiện nay, tất cả các công ty xuất khẩu lao động Nhật Bản đều có bước sơ tuyển đầu vào đối với ứng viên. Bước này giúp họ dễ dàng lọc được thí sinh qua các tiêu chí về sức khỏe, ngoại hình, bằng cấp, độ tuổi,... Từ đó, họ có thể rút ngắn được khoảng thời gian phải phỏng vấn quá nhiều người nhưng kết quả đạt lại không nhiều.
Chỉ cần một chiếc đơn sơ tuyển đầu vào, họ có thể đánh giá được bạn có phù hợp với đơn hàng mà họ đang tuyển dụng hay không. Sau khi lựa chọn được ứng viên đáp ứng đủ mọi tiêu chuẩn công việc, các công ty mới tiến hành tư vấn đơn hàng.
2. Khám sức khỏe
Thông qua bước khám sức khỏe, các công ty Nhật Bản sẽ loại một số người lao động không đạt về thể lực
Sau khi bạn đã thông qua được bước sơ tuyển đầu vào, được tư vấn đơn hàng phù hợp với kỹ năng, kinh nghiệm. Quy trình xuất khẩu lao động tiếp theo bạn phải thực hiện là khám sức khỏe. Các công ty sẽ yêu cầu bạn đến trực tiếp nơi làm việc của họ và được cán bộ đưa đi khám sức khỏe.
Quy trình khám sức khỏe diễn ra chặt chẽ, nghiêm túc tại các bệnh viện lớn, đáp ứng đủ điều kiện thăm khám. Các khâu kiểm tra phải đúng theo tiêu chuẩn, yêu cầu để đánh giá chính xác sức khỏe của người lao động Việt Nam khi đi nước ngoài làm việc. Chính vì thế, bước này lại giúp các công ty loại bỏ bớt thêm được những ứng viên không đạt yêu cầu.
Cụ thể, họ sẽ đối chiếu phiếu khám sức khỏe của bạn với 13 nhóm bệnh bị cấm đi Nhật. Chỉ cần, bạn rơi vào 1 nhóm nào đó, bạn sẽ phải đành từ bỏ ý định sang Nhật làm việc ngay. Thông thường, chi phí khám sức khỏe tổng quát dao động từ 650.000 đến 1.200.000đ. Và, người lao động, ứng viên chính là người tự trả khoản chi phí này.
3. Đào tạo trước khi phỏng vấn, thi tuyển
Những ứng viên đã vượt qua vòng khám sức khỏe sẽ được sắp xếp tham gia một lớp học nguồn. Lớp học này diễn ra trước buổi thi tuyển đơn hàng chính thức từ 4 ngày – 15 ngày giúp bạn chuẩn bị kiến thức.
Trong những ngày đào tạo, bạn sẽ được các giáo viên hướng dẫn tiếng Nhật cơ bản miễn phí, giới thiệu văn hóa Nhật cho bạn làm quen. Song song với đó, bạn cũng được dạy nghề và rèn luyện tác phong kỷ luật khi làm việc ở công ty Nhật Bản. Kết thúc khóa học, ứng viên cũng sẽ được trao đổi kinh nghiệm để ngày thi tuyển, phỏng vấn suôn sẻ hơn.
Kỳ thi kỹ năng đặc định là một trong các hình thức thi tuyển để được sang Nhật Bản hiện đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm.
4. Thi tuyển đơn hàng
Thi tuyển đơn hàng thông thường được thực hiện trực tiếp giữa đại diện công ty và ứng viên
Như đã đề cập, công đoạn thứ 4 trong quy trình xuất khẩu lao động Nhật Bản, người lao động sẽ tiến hành thi tuyển. Các công ty, doanh nghiệp Nhật cử đại diện đến tận nơi để thực hiện trực tiếp buổi phỏng vấn. Chính vì thế, các ứng viên có thể yên tâm là kết quả đánh giá luôn khách quan và công bằng.
Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trong những tháng gần đây, cuộc phỏng vấn sẽ có sự thay đổi. Thông thường, có 2 phương án phỏng vấn được người Nhật lựa chọn, 1 là phỏng vấn qua Skype, Zalo, 2 là qua Line.
Tùy theo từng đơn hàng cụ thể, sau khi phỏng vấn xong, bạn tiếp tục tham gia các bài thi thể lực, IQ, kỹ năng và tay nghề,...Những tỷ lệ đơn hàng này đa phần cao, có thể là 3:1, nên bạn phải thật cố gắng để đạt kết quả đỗ đơn nhé!
5. Đào tạo chuyên sâu
Thời gian đào tạo tập trung sẽ bao gồm đào tạo vốn từ Nhật ngữ, kỹ năng và tay nghề cho thực tập sinh
Trúng tuyển vào đơn hàng là bước chắc chắn bạn có thể đến Nhật như mong muốn của mình. Lúc này, bạn sẽ được công ty đào tạo tiếng Nhật cũng như những kỹ năng nghề nghiệp ngay tại Việt Nam.
Thời gian đào tạo thường là khoảng 4 - 6 tháng để bạn có đủ vốn từ giao tiếp, ứng xử. Đặc biệt, các bạn còn được trao dồi kinh nghiệm, văn hóa qua lại với nhau nhằm mục đích hiểu biết hơn, không còn bỡ ngỡ khi đặt chân sang đó làm việc.
6. Xin Visa/ thị thực Nhật Bản tại Đại sứ quán
Khâu bắt buộc của quy trình xuất khẩu lao động Nhật Bản là xin Visa, thị thực đi Nhật để làm việc
Khâu bắt buộc của quy trình xuất khẩu lao động Nhật Bản chính là xin Visa, thị thực tại đại sứ quán. Bước đi này sẽ do các công ty, doanh nghiệp cùng trung tâm phái cử phối hợp với nhau thực hiện. Họ làm thủ tục nộp đơn xin cấp thị thực ngay tại đại sứ quán Nhật Bản ở Việt Nam theo dạng Visa hoặc giấy phép lao động.
Thông thường, trong quá trình bạn đang được đào tạo thì các công ty đã hoàn thành xong việc này. Đợi đến khi bạn kết thúc khóa học, họ sẽ cấp cho bạn ngay để không chậm trễ hành trình lên đường đến Nhật.
7. Đặt vé xuất cảnh
Cuối cùng, ở Việt Nam, công ty phái cử sẽ tiến hành đặt vé máy bay cho bạn và tiễn bạn ra tận sân bay. Do đó, bạn không cần quá băn khoăn, lo lắng việc không mua được vé hay phải sắp xếp như thế nào cho kịp lúc. Mọi thứ đã được công ty, doanh nghiệp và các nghiệp đoàn sắp xếp sao cho thuận tiện nhất.
8. Đào tạo sau nhập cảnh
Trong vòng từ 2 đến 4 tuần đầu, sẽ có nghiệp đoàn hướng dẫn bạn cách thích nghi ở nước sở tại
Sau khi sang đến Nhật, người lao động sẽ được nghiệp đoàn đón và đưa về nơi ở mới. Trong vòng từ 2 đến 4 tuần đầu này, nghiệp đoàn sẽ hướng dẫn bạn cách thích nghi với môi trường sinh hoạt. Từ việc phương tiện đi lại, nhà ở, mở tài khoản ngân hàng cho đến cách vận hành thiết bị trong công việc hay sử dụng công cụ, máy móc,... Thậm chí là cả các điều luật an toàn lao động, an toàn giao thông cũng sẽ được giải thích cặn kẽ.
Nằm lòng 5 cách đi Nhật làm việc kiếm tiền trong năm 2022 tại: https://www.nhhk.com.vn/blogs/tin-tuc/di-nhat-lam-viec
9. Kết thúc hợp đồng lao động và trở về Việt Nam
Kết thúc hợp đồng bạn sẽ phải trở về Việt Nam để chọn phương án làm việc mới
Tùy theo hợp đồng lao động, làm việc của bạn là bao lâu mà thời hạn sẽ có sự khác nhau. Hầu hết, các hợp đồng làm việc sẽ kéo dài thời hạn từ 1 - 3 năm thì chấm dứt. Lúc này, bạn sẽ ngưng công việc và phải trở về Việt Nam. Tuy nhiên, bạn vẫn còn phương phương án để lựa chọn, chẳng hạn như quay lại Nhật Bản làm việc lần 2 theo Visa đặc định hoặc xin vào làm việc tại công ty phái cử luôn.
Quy trình xuất khẩu lao động Nhật Bản thực tế không quá phức tạp nếu bạn đã rõ từng khâu và đã chuẩn bị kỹ. Trên đây là 9 bước đi quan trọng nhất bạn cần nắm vững khi có ý định đi Nhật làm việc.
Hy vọng rằng, bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích, đúng lúc bạn cần. Nếu còn thắc mắc gì thêm muốn được tư vấn, bạn vui lòng liên hệ với Nhật Huy Khang để được hỗ trợ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí nhé!